15 điều cần lưu ý để sử dụng máy giặt đúng cách, lâu bền
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao máy giặt nhà này dùng được 5 năm, 10 năm nhưng máy giặt nhà mình mới giặt 2-3 năm đã xuống cấp, thường xuyên phải sửa chữa lắc nhắc? Bạn không thể đổ hết nguyên nhân cho việc máy giặt nhà họ xịn hơn, mua đắt tiền hơn mà không nhìn nhận lại thói quen sử dụng máy giặt của mình đã đúng cách chưa, mình có đang gián tiếp làm máy giặt bị lỗi. Trong bài viết này, 1Fix sẽ chia sẻ cùng các bạn 15 điều cần lưu ý để sử dụng máy giặt đúng cách giúp máy vận hành lâu bền mà chúng mình thường tư vấn cho khách.
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SỬA CHỮA NHANH
02 BÌNH GIÃ, PHƯỜNG 13, QUẬN TÂN BÌNH, TP HỒ CHÍ MINH
TEL: 028.3890.9294 - 028.3890.9396
1. Nên đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy
Công nghệ ngày càng phát triển chính vì vậy khi mua máy giặt mới về, người dùng nên đọc hết những lưu ý đối với từng chức năng giặt, ghi chú của riêng từng hãng để biết được máy giặt này được trang bị những công nghệ, tính năng gì khác với các máy giặt mình đã dùng trước đây, chứ không nên chỉ đọc phần hướng dẫn thao tác sử dụng máy rồi để cuốn hướng dẫn sử dụng qua một bên.
Chỉ với một hành động nho nhỏ này sẽ có thể giúp bạn biết rõ thêm về những chức năng mới của máy, cách sử dụng máy đúng cách để máy giặt luôn vận hành êm, giặt đồ thơm tho sạch sẽ và sử dụng được lâu bền.
2. Đặt máy giặt ở nơi khô thoáng và kê cân bằng
Không nên để máy giặt ở nơi ẩm thấp, không để nước rơi vào bàn phím máy giặt, nếu lỡ rơi phải lau khô ngay lập tức.
Khi bạn kê máy giặt bị lệch có thể gây ra các lỗi: nguồn nước cấp vào không chảy vào khay đựng nước xả vải, lồng giặt bị nghiêng dẫn đến phát tiếng động khi giặt và làm giảm tuổi thọ của máy giặt.
3. Kiểm tra lưu lượng nguồn nước
Ngay từ khi quyết định vị trí đặt máy trong nhà, bạn cũng cần kiểm tra vấn đề đường nước cung cấp cho máy có đủ mạnh, nếu nguồn nước quá yếu thì 1Fix đề xuất bạn nên sử dụng máy bơm trợ lực, bởi vì nếu lượng nước cung cấp cho máy quá yếu thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của máy.
Một ví dụ nho nhỏ cho trường hợp trên là bột giặt bám trên ngăn đựng bột giặt, quần áo sẽ bị đặt quánh, không xả được hết xuống dưới khi mà tốc độ dòng chảy quá yếu, không thể hòa tan theo dòng chảy vào quần áo.
4. Phân loại và kiểm tra quần áo trước khi giặt
Việc kiểm tra túi áo, túi quần trước khi giặt sẽ bảo vệ được lồng giặt tránh khỏi những va chạm với những dị vật như bật lửa, chìa khóa… mà bạn vô tình để quên bên trong quần áo, những vật này có thể làm hư lồng giặc nên các bạn cần lưu ý. Trước khi đưa vào máy giặt cần kéo khóa quần áo, gỡ tất bị cuộn, giũ thẳng các ống quần cũng như ống tay áo, lộn trái áo len vào áo phông. Với những chất liệu vải dễ rách hoặc giãn, có thể cho vào túi giặt để bảo vệ đồ.
Sau khi phân loại quần áo, bạn có thể chọn chế độ giặt phù hợp với từng loại đồ, các loại vải tơ tằm thì bạn nên chọn chế độ nhẹ, còn với những loại vải thông thường bạn chỉ cần chọn chế độ vừa. Tuy nhiên, riêng với quần jeans hoặc kaki thì bạn nên chọn chế độ giặt mạnh để tẩy sạch các vết bẩn cứng đầu.
5. Không giặt quá tải trọng lượng quy định
Khi bị quá tải, máy giặt thường phát tiếng kêu to và có thể dừng hoạt động quay của lồng giặt. Có nhiều trường hợp cho quá nhiều đồ, trong quá trình giặt, quần áo rơi ra khỏi lồng giặt, chỉ đến khi nhân viên sửa chữa tháo lồng giặt ra, gia chủ mới tìm thấy quần áo ở giữa lồng máy giặt và khung máy.
Nếu lượng quần áo bỏ vào vượt quá khối lượng máy giặt cho phép sẽ làm máy phải vận hành quá sức và kéo theo sự hư hỏng của một số bộ phận. Bên cạnh đó, việc giặt quá tải như vậy chắc chắn sẽ khiến máy không thể làm sạch được quần áo như mong muốn. Giặt quần áo với khối lượng vừa phải, đúng với tiêu chuẩn của máy không chỉ giúp bảo vệ chiếc máy giặt của bạn khỏi các sự cố hư hỏng mà còn bảo đảm sạch sẽ.
6. Không nên giặt quần áo quá ít
Nên giặt đủ lượng quần áo hoặc ít hơn chút xíu sẽ giúp quần áo của bạn sạch hơn. Máy giặt sẽ hoạt động đúng công suất và chức năng nếu như lượng quần áo vừa đủ.
Việc giặt quá ít đồ không những không giúp tiết kiệm điện, nước cho bạn mà còn khiến bạn phải giặt làm nhiều lần, hơn nữa cho quá ít quần áo vào cũng không khiến quần áo của bạn sạch hơn so với bình thường vì vậy hãy gom đủ quần áo của cả gia đình để giặt luôn một mẻ, đừng giặt lắc nhắc.
7. Dùng bột giặt phù hợp và vừa phải
Các loại máy giặt ngày nay thường được tích hợp bên trong nhiều công nghệ cùng những bảng mạch điện tử phức tạp. Việc cho quá nhiều bột giặt có thể dẫn đến việc có quá nhiều bọt được tạo ra và tràn ra khỏi lồng giặt, hơi ẩm từ bọt sẽ theo đó len lỏi làm ẩm và gây hư hỏng các mạch điện tử này và làm gỉ sét cả bộ phận khác của máy giặt chính vì vậy bạn chỉ nên dùng vừa đủ. Tốt nhất là bạn nên sử dụng các loại bột giặt hoặc nước giặt chuyên dùng cho việc giặt giũ bằng máy để hạn chế tạo quá nhiều bọt xà bông. Lượng bột giặt và loại bột giặt nên tuân theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, không phải cứ cho nhiều là sẽ sạch quần áo hơn đâu. Cho lượng vừa phải vừa giúp bạn tiết kiệm, vừa sạch quần áo và đảm bảo chu trình cho máy giặt hoạt động an toàn nhất.
Các bạn đừng nghĩ là bột giặt tay và bột giặt máy là như nhau vì hai loại này được thiết kế sao cho phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau.
- Bột giặt thường được tạo ra rất nhiều bọt và độ hòa tan kém cho nên khi sử dụng loại bột giặt thường này cho máy giặt thì sẽ tạo ra rất nhiều bọt gây ẩm cho mô tơ khiến nó có thể bị hỏng.
- Với bột giặt chuyên dụng thì tạo ra ít bọt nhưng khả năng tẩy rửa lại tốt hơn rất nhiều, làm cho quần áo nhanh sạch, tiết kiệm nước và giúp cho quần áo bền hơn.
8. Chọn chế độ giặt phù hợp
Tùy vào loại máy giặt bạn dùng sẽ có có máy mặc định thời gian giặt theo chế độ giặt như giặt nhẹ, giặt nhanh, giặt bình thường nhưng cũng sẽ có những máy cho phép bạn tùy chọn thời gian giặt. Với những loại vải như sợi tổng hợp, lông hay tơ tằm thì bạn nên ưu tiên đặt thời gian từ 2- 4 phút, với những loại quần áo bình thường thời gian đặt nên dao động trong khoảng từ 6-8 phút.
Khi quần áo của bạn quá bẩn thì tốt nhất bạn nên ngâm khoảng 20 phút, đặc biệt chỗ nào quá bẩn thì cần phải vò trước những chỗ đó trước khi bỏ vào giặt chung với các quần áo khác.
Đối với quần áo dính phải vết xăng, dầu thì bạn bắt buộc phải giặt riêng để tránh ảnh hưởng đến máy giặt và các loại quần áo khác.
9. Chọn mức nước giặt phù hợp
Với những lượng quần áo giặt ít, bạn chỉ nên sử dụng mực nước thấp, với lượng quần áo nhiều hơn, bạn chọn mực nước phù hợp vừa đủ để giặt quần áo.
Việc chọn mực nước phù hợp không chỉ tiết kiệm lượng nước sử dụng trong quá trình giặt mà với mực nước thấp hơn, chu trình giặt của máy giặt cũng được giảm bớt thời gian, qua đó, gián tiếp giảm được lượng điện tiêu thụ cho gia đình bạn.
Nếu lượng quần áo giặt nhà bạn luôn ít mà máy giặt nhà bạn quá to, điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả giặt không được cao, lại tốn kém năng lượng, hãy chuyển sang những máy giặt có khối lượng giặt nhỏ hơn để cho hiệu quả giặt tốt hơn và tiết kiệm năng lượng trong việc giặt quần áo.
10. Cẩn thận khi giặt bằng nước nóng
Tùy vào loại quần áo cần giặt thì sẽ có nhiệt độ giặt phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất:
- 30 độ C đến dưới 40 độ C: thích hợp sử dụng cho các loại vải mỏng như lụa, tơ tằm, dễ rách, dễ phai màu, đồ làm từ sợi tổng hợp, đồ len nguyên chất.
- Mức 40 độ C: đây là mức nhiệt độ được sử dụng phổ biến nhất. Mức nhiệt này phù hợp để giặt hầu hết các loại vải như cotton, đồ len nguyên chất, vải lông cừu, chăn, ga giường,…
- 40 độ C đến dưới 60 độ C: phù hợp với những loại vải tiếp xúc trực tiếp với làn da như đồ lót, khăn tắm, tã lót…
- Mức 60 độ C: người dùng có thể sử dụng để giặt đồ cotton, vải bền màu, vải làm từ chất liệu bông, lanh.
11. Chọn chế độ vắt phù hợp
Với những chăn mền, ga trải giường…thì nên chọn vắt cực khô, khi đó, sẽ tách lượng nước đọng trong vải ra nhiều hơn, do đó, tiết kiệm cho việc sử dụng máy sấy.
Với những quần áo móng, nhỏ, lượng ít thì chỉ cần chọn chế độ vắt thấp hơn, mà vẫn đạt hiệu quả tách nước và làm giảm thời gian sử dụng máy sấy.
12. Mẹo tiết kiệm điện, nước
Không cắm máy giặt khi có quá ít đồ. Hơn nữa, giặt ít đồ quần áo cũng không sạch hơn so với giặt vừa đầy máy. Nếu máy giặt nhà bạn có chế độ giặt nước nóng, khi xả vải chỉ cần dùng nước lạnh để tiết kiệm năng lượng. Khi không giặt cần ngắt nguồn điện hoàn toàn ra khỏi máy giặt. Máy giặt đạt tiêu chuẩn Energy Star sử dụng tiết kiệm nước 50% so với máy giặt thông thường.
13. Vệ sinh lồng giặt theo định kỳ
Thông thường những loại máy giặt hiện nay đều có chế độ vệ sinh lồng giặt tự động. Bạn chỉ cần ấn chương trình và để máy tự vệ sinh cho đến khi sạch sẽ là được. Việc vệ sinh lồng giặt theo định kỳ giúp máy giặt loại bỏ những chất bẩn lâu ngày bám vào lồng giặt. Lồng giặt sạch sẽ không có bất cứ loại nấm hay vi khuẩn nào bám vào quần áo của bạn.
14. Luôn vệ sinh hộp đựng xà phòng
Xà phòng dễ bám chặt và đóng chặt lại ở các góc hộp và nảy sinh vi khuẩn lâu ngày. Việc vệ sinh hộp đựng xà phòng là điều bạn nên nhớ làm sau khi giặt xong một mẻ quần áo. Vệ sinh sạch sẽ mọi ngõ ngách sẽ giúp bạn yên tâm hơn cho lần giặt sau.
15. Bảo dưỡng và vệ sinh máy giặt định kỳ
Hoạt động lâu ngày, nếu không được vệ sinh, máy sẽ bị đóng cặn bã trong và ngoài lồng quay, dẫn đến tăng độ ma sát khiến máy chạy gây tiếng ồn. Hơn nữa, nếu không được vệ sinh, phèn, rong rêu, đất cát sẽ đóng ở các van dẫn, van xả, làm cho nước vào không chính xác gây lãng phí điện năng cũng như khiến quần áo giặt không được sạch. Vệ sinh máy giặt giúp quần áo sạch hơn, tăng tuổi thọ cho máy và giúp máy vận hành an toàn hơn. Ngoài ra, vệ sinh máy cũng giúp phát hiện ra những hư hỏng tiềm tàng, từ đó có biện pháp đề phòng.
Nhận xét
Đăng nhận xét