Cách đi đường dây điện trong nhà, cách đi dây điện âm tường chính xác.

Hai cách đi dây điện trong nhà

Khi thiết kế mạng điện trong nhà, bạn hay dựa vào yêu cầu, đặc điểm của dường dây để chọn phương pháp đi dây phù hợp, bảo đảm kỹ thuật, an toàn điện. Nói chung, có hai hình thức lắp đặt đường dây: đi dây điện nổi (đặt nổi) hoặc đi dây điện âm (đặt ngầm).
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SỬA CHỮA NHANH
02 BÌNH GIÃ, PHƯỜNG 13, QUẬN TÂN BÌNH, TP HỒ CHÍ MINH
TEL: 028.3890.9294 - 028.3890.9396
  • Đặt nổi (cách đi dây điện nổi trong nhà) là bố trí đường dây nhìn thấy được, dặt dọc theo trần nhà, đà, cột,. trong kiến trúc gỗ, gạch. Có thể dùng phương pháp đặt dây trên kẹp dây, puli, trong khuôn gỗ, trong ống, trong nẹp nhựa hoặc dùng cáp nhiều sợi có bọc cách điện từng sợi.
  • Đặt ngầm (cách đi dây điện âm tường) chủ yếu là đặt đường dây bên trong tường, dưới sàn bê tông. Cách đặt này dòi hỏi phải bảo đảm an toàn điện, vững chắc, và có thể thay mới khi cần.
Xem thêm Dịch vụ đi dây điện âm tường tại đây: https://1fix.vn/di-day-dien-am-tuong-2/
Đặt ngầm thường áp dụng phương pháp đặt dây trong ống, và công việc lắp đặt đường dây thường phải tiến hành song song với tiến trình xây dựng công trình kiến trúc.
Cách đi dây điện nổi trong nhà, đi trong nẹp điện nhựaThợ điện 1FIX™ đi dây điện nổi trong nhà, đi trong nẹp điện nhựa
Lưu ý các điểm sau khi trang bị đường dây.

Quy tắc đặt dây điện và dây cáp trong các công trình kiến trúc

  • Việc chon dây dẫn và phương pháp đặt dây phụ thuộc vào tình hình, đặc diểm môi trường tại vị trí định đi đường dây. Tùy theo vị trí đi đường dây khô hay ẩm và yêu cầu về mặt thẩm mỹ để chọn phương pháp đặt nổi hoặc đặt ngầm cho phù hợp với yêu cầu.
  • Hệ thống dây dẫn phải độc lập về điện và cơ giữa các hệ thống điện áp khác nhau.
  • Đường dây phải bảo dảm có thể trực tiếp kiểm tra cách điện bất cứ lúc nào, dễ dàng phát các chỗ hư hỏng, và dễ sửa chữa.
  • Những môi trường có nhiều nguy cơ cháy nổ, ăn mòn kim loại phải sử dụng dây dẫn, dây cáp ruột đồng và đặt ngầm. Công tắc, CP. Aptomat nên đặt phía ngoài và là loại kín nước.
  • Dây dẫn hai ruột xoắn nhau đặt trên puli chỉ được phép sử dụng trong các phòng bình thường.
  • Không được lắp dây dẫn cách điện không có vỏ bảo vệ trên trần nhà bằng vôi rơm, trần bằng cót hoặc bằng vật liệu dể cháy. Trong trường hợp phải di dây qua các môi trường này, dây dẫn phải được luồn trong ông thép.
  • Khi dây dẫn có bọc cách điện đi nổi vắt ngang với các đường ống thông hơi, phải luồn dây dẫn trong ống.
Puli sứ cách điện dân dụng, sử dụng khi đường dây điện nổi
Giáp buộc dây cáp điện vào puli sứ cách điện
  • Không được phép đi dây dẫn trên mái nhà.
  • Khi đặt dây cáp xuyên qua móng nhà, tường, trần hoặc sàn nhà, dây cáp điện phải được đi trong ống. Khi đặt cáp đi nổi trong nhà phải bóc bỏ lớp vỏ gai tâm nhưa.
  • Khi đặt ống ở những nơi ẩm ướt cần bảo đảm độ dốc để nước có thể thoát ra ngoài. Không cho phép nước thấm vào và đọng lại trong ống.
  • Không nên đặt đường ống luồn dây điện song song với đường ống nước, vì  hơi nước có thể tích tụ trong ống luồn dây điện.
sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4Sơ đồ đi dây điện trong nhà.
  • Không được phép nối dài dây dẫn hoặc nối rẻ nhánh trong ống luôn dây.
  • Trong các môi trường có nhiều bụi bặm, dây dẫn phải được lắp trên trên sứ cách điện hoặc puli loại lớn. Khoảng cách giữa hai dây dẫn chạy song song với nhau ít nhất là từ 5 đến 10 cm.
  • Khi đường dây đặt ngấm vắt ngang dường ống nước, khoảng cách giữa chúng không được nhỏ hơn 0,5 mét.
  • Khi dùng dây thép để treo cáp, chỉ cho phép dây thép mang tải bằng 1/4 ứng lực làm đứt dây thép đó.
Khoảng cách giữa các vật đỡ dây dẫn, cáp, và ống kim loại mềm phải ở trong khoảng 0,5-0,7 mét.
Khoảng cách giữa các điểm cố định dây cáp là 1 mét đối với cáp đặt ngang, và 2 mét đối với cáp đặt đứng. Khi lắp trên giá đỡ cáp, khoảng cách giữa các điểm cố định cáp bằng kẹp phải từ 0,7 đến 1 mét.
Trong nhà trẻ hoặc phòng có trẻ con sinh hoạt, khoảng cách các ổ cắm và nền nhà phải cao từ 1m8.

Cách đi đường dây điện trong ống luồn

Quy định số lượng dây dẫn có bọc cách điện được phép đặt trong ống luồn dây dẫn

Bảng dưới là quy định được trích trong tài liệu “Technologie d’électricité” của tác giả R. Merlet, không chênh lệch nhiều so với tiêu chuẩn điện QPXD 27-66.

Đối với đi dây điện nổi

#
Tiết diện
Số sợi
Ống nhựa
Ống kẽm
Ống thép
1
1.5 mm² (14/10)
2
9
9
9
2
1.5 mm² (14/10)
3
9
9
9
3
1.5 mm² (14/10)
4
9
9
9
4
1.5 mm² (14/10)
5
9
11
9
5
2.5 mm² (18/10)
2
9
9
9
6
2.5 mm² (18/10)
3
9
11
9
7
2.5 mm² (18/10)
4
9
11
9
8
2.5 mm² (18/10)
5
9
13
9
9
4 mm² (22/10)
2
9
11
9
10
4 mm² (22/10)
3
9
13
9
11
4 mm² (22/10)
4
11
13
11
12
4 mm² (22/10)
5
11
16
11
13
6 mm² (28/10)
2
11
13
11
14
6 mm² (28/10)
3
11
13
11

Đối với đi dây điện ngầm

#
Tiết diện
Số sợi
Ống nhựa
Ống kẽm
Ống thép
1
1.5 mm² (14/10)
2
11
13
9
2
1.5 mm² (14/10)
3
11
13
9
3
1.5 mm² (14/10)
4
11
13
9
4
1.5 mm² (14/10)
5
11
13
9
5
2.5 mm² (18/10)
2
11
13
9
6
2.5 mm² (18/10)
3
11
13
9
7
2.5 mm² (18/10)
4
11
13
9
8
2.5 mm² (18/10)
5
11
13
9
9
4 mm² (22/10)
2
11
13
9
10
4 mm² (22/10)
3
11
13
9
11
4 mm² (22/10)
4
11
16
11
12
4 mm² (22/10)
5
11
16
11
13
6 mm² (28/10)
2
11
13
11
14
6 mm² (28/10)
3
11
16
11

Các biện pháp bảo vệ an toàn điện cần chú ý khi thi công dây điện trong nhà

Thông thường, các biện pháp sau đây được khuyến cáo áp dụng để bảo vệ an toàn khi làm việc, sử dụng, và sửa chữa các thiết bị và đường dây điện. 
  • Tôn trọng và bảo quản tốt các thiết bị bảo vệ
  • Khi sửa chữa điện cần phải cắt điện, treo bảng thông báo cấm đóng điện.
  • Trong trường hợp không được phép cắt điện, cần phải thận trọng: sử dụng tấm cách điện ở chân, mang găng và ủng cách điện.
  • Treo bảng chú ý với các vị trí nguy hiểm,
  • Khi làm việc với điện cao áp, phải tuân thủ các quy định ghi trong phiếu thao tác.

Bài viết trích dẫn và tham khảo từ sách “Hướng dẫn thực hành Thiết kế lắp đặt điện nhà” của tác giả Trần Duy Phụng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bán và lắp đặt công tơ điện EMIC 1 pha, 3 pha do điện lực kiểm định

Thợ Sửa Máy Giặt tại quận 2 TPHCM

Dịch vụ sửa điện tại nhà an toàn dành cho gia đình bạn