Cách chống dột mái tôn trong thực tế, đơn giản, độ bền cao

Chống dột mái tôn như thế nào cho hiệu quả là câu hỏi mà nhiều người tìm kiếm, nhất là vào mùa mưa bão. Xử lý mái tôn bị dột là công việc không thể bỏ qua nếu như phần mái có những dấu hiệu xuống cấp. Dưới đây là một số biện pháp chống thấm dột mái tôn và gợi ý các loại vật liệu chống dột để thi công mái tôn tốt nhất hiện nay. Bạn có thể áp dụng những chia sẻ của 1FIX để kiểm tra và tự chống thấm dột lại mái nhà của mình, đảm bảo cho nước không bị chảy vào trong nhà gây hỏng đồ đạc.

Một số nguyên nhân gây thấm dột mái tôn

  • Bị thủng lỗ giữa tấm do rách tôn, hoen rỉ, va chạm.
  • Bung đinh cố định vị trí do sử dụng lâu ngày, nước mưa thấm len lõi theo những lỗ đinh vít.
  • Hở khe tiếp giáp giữa các tấm tôn do ác động của môi trường làm xê dịch vị trí, mục nát…
  • Vết trầy sước do dị vật rơi trúng, bị ăn mòn theo nước mưa gây thủng dột.
  • Do quá trình thi công mái tôn không đạt chuẩn, chất lượng mái tôn kém.

Cách kiểm tra thấm dột mái tôn

Hàng năm trước khi vào mùa mưa bão, bạn nên bỏ ra một ngày nghỉ để kiểm tra tình trạng chống thấm dột cho mái tôn. Bạn chỉ lưu ý đến việc bước chân trên mái tôn cần phải bước trên các điểm giữa 2 đinh bắt theo hàng ngang. Đó là đường đi của xà đón, sẽ an toàn hơn nếu bạn bước đi trên đó. Nếu có điều kiện hãy liên hệ với những dịch vụ sửa mái tôn, các thợ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn kiểm tra.

Sửa mái tole, chống thấm dột mái tôn

Để biết được toàn bộ những điểm cần phải xử lý để tránh dột. Bạn thực hiện một số cách sau:

Sử dụng nước:

Bạn đổ hoặc phun nước từ điểm có độ dốc cao nhất trên mái. Cho chảy nhiều như mưa lâu từ trên xuống. Ở dưới nhà bạn quan sát toàn bộ các điểm. Nếu chỗ nào bị rò rỉ nước là chỗ ấy cần phải xử lý. Bạn nên đếm từ trên xuống dưới, từ trái qua phải theo xà đón và lỗ đinh để xác định vị trí.

Bạn phun nước ngược lại để phát hiện những khe tiếp giáp của tôn nào bị hở. Hoặc bị nước chui vào khi bị gió ngược. Đánh dấu nó lại.

Quan sát trực tiếp bằng mắt thường khi leo lên mái:

Bạn leo lên mái, đi một vòng quanh quan sát. Chỗ nào có hiện tượng rỉ sét, bật đinh hoặc đã bị mục nát rồi. Khoanh vị trí đó lại. Việc này giúp bạn kiểm tra tổng thể những nơi bắn keo. Các tấm tôn còn sử dụng được hay không, các điểm đinh bắn thế nào.

Kết hợp với hàng ngày bạn quan sát khi mưa nắng. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về mái tôn nhà bạn.

Cách xử lý đối với một số trường hợp thấm dột mái tôn

Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chống thấm dột mái tôn cho một số trường hợp thường mắc phải. Và cũng là lỗi đơn giản bạn có thể tự làm. Chi phí không cao.

Bạn cần chuẩn bị:

  • Khoan có đầu bắn vít tôn lạnh.
  • Keo silicon chuyên dụng cho tôn
  • Vít lạnh, sơn chống rỉ, một vài miếng tôn nhỏ (nếu cần)

1. Thay thế các điểm đinh vít bị bung, hoen rỉ

Đối với trường hợp này, bạn nên kiểm tra những chỗ dột và vệ sinh sạch sẽ sau đó tháo bỏ vít cũ đã bị hư hỏng và bắn vít mới vào ngay chỗ cũ nếu tôn không bị rách rộng hơn gioăng trên vít mới.

Nếu lỗ vít cũ khá rộng nhưng cũng không quá lớn, bạn có thể xử lý bằng cách bơm keo silicon vào lỗ đó và bắn vít lại. Keo sẽ tạo thêm lớp gioăng rộng hơn, những chỗ vít bị lung lay hay hoen rỉ sẽ vững chắc hơn, đảm bảo an toàn.

2. Chống thấm dột khi bị thủng tôn ở giữa tấm

Bạn cần xác định vị trí bị thủng tôn, nếu lỗ thủng không nằm ở vị trí gần xà đón mà ở giữa thì sau khi vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh chỗ thủng, bạn có thể tiến hành theo các cách dưới đây tùy vào độ rộng của lỗ thủng.

Đối với những lỗ thủng nhỏ, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau đây:

  • Dùng keo silicon hoặc xi măng đắp lại lỗ thủng hoặc bắn một vít lạnh vào điểm đó trước khi bơm keo nếu lỗ tôn không to hơn vít lạnh.
  • Bắn silicon xung quanh chỗ thủng tôn, dùng miếng dán chống dột dán vào vị trí thủng. Sau đó, bơm keo silicon lên các mép xung quanh giữa miếng tôn dán và mái tôn được dán hoặc bắt vít bắt đè lên.

Nếu lỗ tôn thủng lớn và có đường rách dài, bạn dùng một miếng tôn khác có cả chiều dài và rộng hơn điểm rách khoảng 10cm về mỗi bên lề. Dùng keo dán miếng tôn đó vào vị trí bị rách – thủng.

3. Chống thấm mái tôn bị hở khe tiếp giáp

Sau một thời gian sử dụng tại các điểm gác tôn lên nhau hay còn gọi là khe tiếp giáp, có thể bị mục hoặc hở rộng khe, nước có thể chảy ngược vào bên trong nhà. Sau khi vệ sinh khe tiếp giáp, tùy vào mức độ rỉ sét của mái tôn, bạn có thể khắc phục bằng cách:

  • Nếu bị hở và không rỉ sét: Bạn dùng keo silicon bắn trực tiếp vào 2 mặt của điểm tiếp giáp, gắn mép tấm tôn trên và dưới lại. Dùng vật nặng đè lên cho keo dính hẳn, sau đó bỏ gạch xuống. Tránh việc quên làm rơi gạch xuống bên dưới rất nguy hiểm.
  • Nếu bị hở và rỉ sét: Trường hợp này phải dùng một miếng tôn mới đặt chồng lên vị tiếp giáp bị hở. Bạn sẽ cần mua tấm tôn mới, lấy khoảng 1m, đặt vào giữa khe của 2 tấm tôn cũ, định vị nó bằng vít và keo hoặc dùng miếng dán chống dột dán theo mép bị hở và gỉ. Tiếp đó bạn cũng sử dụng vật nặng đè lên các mép keo một khoảng thời gian để khô hẳn. Cách này sẽ che được phần tôn bị hở và gỉ một cách hiệu quả nhất.

Sau khi làm xong công việc đó. Bạn nên kiểm tra lại một lần kỹ lưỡng.

Nếu sau khi kiểm tra tổng thể mái tôn bị rỉ quá nhiều, bạn nên làm sạch và quét một lớp sơn chống rỉ cho mái nhà bạn. Việc này đảm bảo tuổi thọ mái tôn được tăng cao hơn, giúp tăng khả năng chống thấm dột.

4. Dột mái tôn ở vị trí nối mái, nối máng, thoát nước, 2 nhà liền kề

Xác định bề rộng của mái tôn là bao nhiêu M2, để ước lượng được lượng nước mưa khi trời mưa xuống máng và ống thoát nước là bao nhiêu mới thoát hết được nước.

Máng tôn nhỏ thì thay máng tôn to hơn, bổ sung hoặc thay ống thoát nước to hơn, dày hơn vào các vị trí cần thay lắp.

Bơm keo Silicon vào các vị trí nối máng, nối mái, cổ ống, đầu vít,… tránh không cho nước mưa thấm qua.



Địa chỉ: 02 BÌNH GIÃ, PHƯỜNG 13, QUẬN TÂN BÌNH, TP HỒ CHÍ MINH
TEL: 028.3890.9294 - 028.3890.9396
Website: 1FIX.VN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bán và lắp đặt công tơ điện EMIC 1 pha, 3 pha do điện lực kiểm định

Thợ Sửa Máy Giặt tại quận 2 TPHCM

Dịch vụ sửa điện tại nhà an toàn dành cho gia đình bạn